Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ngành tài chính lên kế hoạch dịch vụ công

Go down

Ngành tài chính lên kế hoạch dịch vụ công Empty Ngành tài chính lên kế hoạch dịch vụ công

Bài gửi by thiet.ngh 27/9/2009, 23:49

Ngành tài chính lên kế hoạch dịch vụ công 789456CNTT
biết còn nhiều thách thức nhưng ngành tài chính xác định cung cấp dịch
vụ công trực tuyến là nhiệm vụ cần tập trung triển khai trong giai đoạn
tới.



<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="100%"><tr><td>

Trong 2 ngày 23-24/9/2009, tại Hà Nội, Cục Tin học
và Thống kê Tài chính (Bộ Tài chính) phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu Quốc
tế IDG tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ứng dụng CNTT trong ngành tài chính - Vietnam ICT in Finance 2009” (ICTF’09) với chủ đề “Xây dựng nền tảng dịch vụ tài chính công điện tử”.

Thách thức nhiều

Mặc
dù nhận thức rõ tính cấp thiết phải đẩy mạnh việc triển khai cung cấp
các dịch vụ công trực tuyến, song ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục tin
học và Thống kê Tài chính cũng thẳng thắn thừa nhận: Việc triển khai
dịch vụ công điện tử đang gặp phải khá nhiều thách thức, trong đó có
thể kể đến những thách thức cơ bản như khung pháp lý triển khai Chính
phủ điện tử còn thiếu; thiếu mô hình tham chiếu kinh nghiệm thực tiễn;
hợp tác chia sẻ thông tin nội bộ và với các ngành khác chưa tốt; tính
tuân thủ về quy định pháp luật của người dân, tổ chức, doanh nghiệp
chưa cao; hiệu suất công việc không cao; hệ thống CSDL không thống
nhất, tập trung và tin cậy; trình độ sử dụng CNTT của công dân và doanh
nghiệp không đồng đều; nghiệp vụ đa dạng, phức tạp, không ổn định...

Bên
cạnh đó, về mặt công nghệ cũng có thách thức. Đó là, tính hợp nhất truy
nhập thông tin, tính hợp nhất giữa các ứng dụng hay khoảng cách số giữa
các trình độ khác nhau, chênh lệch của các đơn vị ứng dụng CNTT. Đặc
biệt, một thách thức lớn, chung nhất là thách thức về an toàn bảo mật
hệ thống thông tin.

Đơn cử như, đối với Tổng cục Hải quan, sau
4 năm thí điểm tại Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh, thủ tục hải quan điện
tử đã thể hiện tính ưu việt so với thủ tục hải quan thông thường và
mang lại nhiều lợi ích cho cả DN và cơ quan Hải quan.

Tuy
nhiên, trong giai đoạn triển khai mở rộng thí điểm thủ tục Hải quan
điện tử tới đây, theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc
Anh, vẫn còn một số tồn tại cần phải được khắc phục: mô hình thông quan
phù hợp với giai đoạn đầu (khép kín trong một chi cục) nhưng khó mở
rộng cho giai đoạn sau; mức độ xử lý tự động của hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử hải quan chưa thực hiện được hoàn toàn các khâu trong quá trình
ra quyết định thông quan; chưa điện tử hoá được nhiều chứng từ quan
trọng của các Bộ, Ngành.

CNTT phải là “ngòi nổ”

Thứ
trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế
đất nước đang trên đà phục hồi và phát triển, hội nhập sâu rộng kinh tế
quốc tế, mô hình nền tài chính quốc gia Việt Nam cũng đang có những
chuyển biến tích cực để đáp ứng những yêu cầu Chính phủ đã đặt ra, việc
xác định mục tiêu xây dựng một nền tài chính dựa vào thông tin và công
nghệ hiện đại là rất quan trọng.

Bộ Tài chính luôn đặt
việc ứng dụng CNTT vào phục vụ công tác, dịch vụ của ngành là một trong
những ưu tiên hàng đầu để triển khai dịch vụ tài chính điện tử, hướng
tới chính phủ điện tử
”, ông Danh nhấn mạnh.

Chia sẻ về mục
tiêu ứng dụng CNTT giai đoạn tới, ông Đặng Đức Mai khẳng định: Chúng
tôi đặt ra mục tiêu sẽ xây dựng nền tảng Chính phủ điện tử trong ngành
tài chính từ nay đến năm 2015; đồng thời tiếp tục xây dựng hệ thống
thông tin quản lý hợp nhất trong toàn ngành, từ trung ương đến địa
phương; đảm bảo để hệ thống CNTT sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thay đổi của
nghiệp vụ; phát triển hệ thống theo hướng tập trung hoá và tích hợp cao
CNTT phải trở thành yếu tố “ngòi nổ” thúc đẩy chiến lược phát
triển, hiện đại hoá và cải cách các hoạt động của ngành tài chính. Có
thể hình dung CNTT ở 4 mức độ: mức độ 1 là mức độ tin học hoá; mức 2 là
CNTT trở thành tài sản của tổ chức, của doanh nghiệp; đến mức độ 3 CNTT
như 1 yếu tố không thể thiếu được trong chiến lược kinh doanh; đến mức
độ 4 CNTT sẽ giúp có cải cách, có đổi mới, lúc đó CNTT trở thành công
cụ dẫn dắt trong nghiệp vụ. Mục tiêu của ngành tài chính là đưa CNTT
trở thành yếu tố dẫn dắt nghiệp vụ
”, ông Mai nói.

Ông Mai
cũng cho biết, trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu, ngành tài chính đã
thống kê ra 31 dịch vụ công có tính khả thi dự kiến sẽ được đầu tư
triển khai trong giai đoạn tới: cung cấp thông tin về văn bản pháp quy,
công bố thông tin đấu thầu, công bố thông tin dự án của Bộ tài chính,
công khai thông tin tài sản công, cung cấp thông tin tiến độ xử lý công
việc; đăng ký tài sản công, cung cấp thông tin nợ thuế, xác nhận tiền
nộp vào ngân sách...

Việc triển khai các dịch vụ công này sẽ
được ngành tài chính thực hiện trên nguyên tắc nâng dần mức độ cung cấp
dịch vụ, chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn nâng các dịch vụ lên mức 2 –
cung cấp mẫu biểu khai báo trên mạng, thực hiện trao đổi thông tin điện
tử hai chiều (nâng cấp ứng dụng); giai đoạn nâng các dịch vụ cốt lõi
của từng cơ quan trong ngành lên mức 3 – thực hiện giao dịch tài chính
và pháp lý điện tử (tích hợp ứng dụng); giai đoạn nâng các dịch vụ cốt
lõi của từng cơ quan trong ngành lên mức 4 – thực hiện thanh toán điện
tử đối với các dịch vụ.
</td></tr>
<tr><td style="padding-top: 8px; text-align: right;">
Theo ICTNews</td></tr></table>
thiet.ngh
thiet.ngh
Góp sức
Góp sức

Tổng số bài gửi : 92
Join date : 22/09/2009
Đến từ : Bình Định

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết